Trang chủ Cẩm nang doanh nghiệp Tên doanh nghiệp và những điểm cần lưu ý

Tên doanh nghiệp và những điểm cần lưu ý

2027

Tên doanh nghiệp dùng để gọi, phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Việc đặt tên doanh nghiệp hay gây ấn tượng còn tạo nguồn cảm hứng cho thành viên trong công ty, là tiền đề cho phát triển xây dựng thương hiệu cho công ty trong tương lai. Tuy vậy, đặt tên doanh nghiệp sao cho đúng yêu cầu của pháp luật lại là điểm cần lưu ý. Bài viết dưới đây sẽ đi giải thích chi tiết cho các bạn những điểm cần lưu ý khi đặt tên cho doanh nghiệp của mình.

Hướng dẫn đặt tên cho doanh nghiệp

"Công thức" cầm tay về đặt tên doanh nghiệp
“Công thức” cầm tay về đặt tên doanh nghiệp

Theo sơ đồ trên thì:

Tên doanh nghiệp = Tên loại hình doanh nghiệp + Tên riêng của từng doanh nghiệp

1.      Về tên loại hình doanh nghiệp

Loại hình doanh nghiệp ở đây có thể lựa chọn là: công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân.

a, Đối với công ty cổ phần

Với loại hình doanh nghiệp này bạn sẽ có các cách đặt tên như sau:

  • Công ty cổ phần + Tên riêng doanh nghiệp.
  • Công ty CP + Tên riêng doanh nghiệp.

Ví dụ: Bạn có thể đặt tên doanh nghiệp như sau: “Công ty cổ phần FADI”; “Công ty CP FADI”

b, Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn

Với loại hình doanh nghiệp này bạn sẽ có các cách đặt tên như sau:

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn + Tên riêng doanh nghiệp.
  • Công ty TNHH + Tên riêng doanh nghiệp.

      Ví dụ: Bạn có thể đặt tên doanh nghiệp như sau: “Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương Mại Ánh Dương”; “Công ty TNHH Thương Mại Ánh Dương”.

c, Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn

Với loại hình doanh nghiệp này bạn sẽ có các cách đặt tên như sau:

  • Doanh nghiệp tư nhân + Tên riêng doanh nghiệp.
  • DNTN + Tên riêng doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp TN + Tên riêng doanh nghiệp.

Ví dụ: Bạn có thể đặt tên doanh nghiệp như sau: “Doanh nghiệp tư nhân Hoàng Hà”; “DNTN Thiên Long“; “Doanh nghiệp TN 5 Sao”;

Lưu ý:

  • Với mỗi trường hợp ví dụ trên, bạn chỉ được chọn một trong các số đó. Việc lấy 2 tên đặt cho cùng 1 tên riêng doanh nghiệp được coi là “Tên viết tắt trùng nhau”.
  • Chẳng hạn, bạn có tên riêng doanh nghiệp của mình là Đại An, và tên loại hình doanh nghiệp là công ty cổ phần; thì bạn chỉ được chọn 1 trong 2 tên là : Công ty cổ phần Đại An“ hoặc “Công ty CP Đại An”

2.      Về tên riêng của doanh nghiệp

Tên riêng doanh nghiệp được viết bằng chữ cái trong bảng chữ cái Tiếng Việt. các chữ F, J, Z, W, các chữ số và kí hiệu

Ví dụ: Bạn có thể đặt tên doanh nghiệp như sau:

  • Công ty CP Alibaja
  • Công ty TNHH 5 Sao
  • Công ty TNHH Hello World
  • Công ty CP Bia 3 Con 6
  • Công ty TNHH “7 Sao”, ….

Lưu ý: Tên riêng của doanh nghiệp phải:

  • Không vi phạm những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp.
  • Không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên đă đăng ký trên cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Về ví dụ thực tế, mời bạn đọc phần kế tiếp

Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt

  • Tên doanh nghiệp nước ngoài được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh.
  • Tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tên nước ngoài.

Ví dụ:

  • “DNTN Hoàng Anh” có thể dịch sang tiếng nước ngoài là “Hoang Anh Enterprise”,
  • “Công ty cổ phần FADI” dịch sang tiếng Anh là “ FADI Joint Stock Company” hoặc “FADI JSC”.
  • “Công ty TNHH Tinh Anh” dịch sang Tiếng Anh là “Tinh Anh Limited Liability Company” hoặc “Tinh Anh Co.Ltd”….
  • Tên bằng nước ngoài của doanh nghiệp được tin hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tiếng Việt của doanh nghiệp tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp hoặc trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

Các yêu cầu liên quan đến tên doanh nghiệp

  • Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp

  • Đặt tên ngây trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp đã đăng ký (Giải thích rõ ở phần dưới).
  • Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
  • Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Lưu ý: Cơ quan ĐKKD có quyền quyết định chấp thuận hoặc từ chối tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật và quyết định của cơ quan đăng ký kinh doanh.

Như thế nào được gọi là tên trùng, tên gây nhầm lẫn?

  1. Tên trùng tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đề nghị đăng ký được viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký.

Ví dụ: Bạn muốn đặt tên công ty là Thịnh Vượng, nhưng trong cở sở dữ liệu đã có tên công ty là Thinh Vượng đã được đăng ký trước đó thì bạn sẽ không được chấp nhận kể cả khi co chung loại hình doanh nghiệp.

  1. Các trường hợp sau đây được coi là tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký:
    • Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống như tên doanh nghiệp đã đăng ký.

Ví dụ: “Công ty CP Kao Bằng” với “Công ty CP Cao Bằng”; “Công ty TNHH Ánh My” với Công ty TNHH “Ánh Mi” được coi là trùng.

  • Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký.

Ví dụ “Sao La” đă đăng ký từ trước có tên viết tắt là “SL” . Đến hiện tại công ty chuẩn bị thành lập là “Sơn Lã” cũng đăng ký tên viết tắt là “SL” thì sẽ không được chấp nhận

  • Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký.

Ví dụ: “FADI Joint Stock Company” với “FADI JSC”

  • Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, số thứ tự hoặc các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt và các chữ cái F, J, Z, W ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó.

Ví dụ như “Công ty cổ phần Bia 333” với “Công ty cổ phần bia 334”.

  • Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi ký hiệu “&”, “.”, “+”, “-“, “_”.

Ví dụ như “Công ty TNHH In-Tơ-Nét” với “Công ty TNHH In Tơ Nét” hoặc “Công ty TNHH Thương Mại & Dịch Vụ Tuấn Anh” với “Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Tuấn Anh”

  • Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc “mới” ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký.

Ví dụ: “Công ty cổ phần Hoàng Nhã” với “Công ty cổ phần Tân Hoàng Nhã”

  • Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông” hoặc từ có ý nghĩa tương tự.

Ví dụ: “Công ty cổ phần Hoàng Nhã Miền Bắc” với “Công ty cổ phần Hoàng Nhã Miền Nam”

  • Tên riêng của doanh nghiệp trùng với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký.

Để kiểm tra tên trùng, gây nhầm lẫn, bạn có thể tham khảo bài viết “Hướng dẫn kiểm tra tên doanh nghiệp trong 4 bước (Chi tiết)

Trường hợp nào thi được đặt tên doanh nghiệp theo một tên đã đăng ký trước đó?

Nếu bạn gặp phải trường hợp này, khả năng cao bạn sẽ phải tìm một tên khác cho doanh nghiệp của mình. Nhưng không phải là không thể, bạn có thể đăng ký một tên đã trùng trước đó khi doanh nghiệp đã đăng ký tên trước đó:

  • Đã giải thể
  • Đã có quyết định có hiệu lực của Tòa án tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản.

Tên doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong việc phát triển và xây dựng thương hiệu doanh nghiệp. Việc chọn cho doanh nghiệp một cái tên ấn tượng sẽ giúp doanh nghiệp phát đạt sau này.

Mọi thắc mắc mời bạn liên hệ ngay với phòng tư vấn của FADI theo số hotline: 0867 621 662

5 1 đánh giá
Đánh giá chất lượng bài viết
0 Tất cả bình luận
Phản hồi
Xem tất cả bình luận