Bên cạnh nguồn vốn, lĩnh vực kinh doanh, trụ sở công ty hay nhà máy là những vấn đề quan trọng đối với doanh nghiệp. Việc nộp thuế cũng là vấn đề được nhiều chủ doanh nghiệp quan tâm. Trắc hẳn còn nhiều doanh nghiệp khi mới thành lập chưa nắm rõ được các loại thuế ở Việt Nam, thuế doanh nghiệp phải đóng, việc tính thuế doanh nghiệp dựa vào đâu…
Bài viết này FADI sẽ giúp bạn hiểu và thực hiện nghĩa vụ đóng thuế doanh nghiệp của mình.
I. Thuế là gì?
Thuế là hình thức đóng góp theo nghĩa vụ do luật pháp quy định các cá nhân, tổ chức nộp cho nhà nước tính bằng một phần thu nhập của các nhân, tổ chức đó. Vai trò của thuế nhằm điều hòa kinh tế vĩ mô, ổn định trật tự xã hội. Là công cụ kiểm tra, kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh đối với mọi đối tượng.
Thuế là một khoản thu mang tính bắt buộc, để đảm bảo tập trung thuế trên toàn xã hội, chính phủ phải sử dụng hệ thống pháp luật để ban hành các sắc thuế. Vì vậy, thuế thường được quy định dưới dạng văn bản luật hay pháp lệnh. Cho nên, trốn thuế hay gian lận thuế đều bị coi là hành vi phạm pháp.
II. Những loại thuế, cách tính thuế phải đóng sau khi thành lập doanh nghiệp.
Bên cạnh những loại thuế chính doanh nghiệp nào cũng phải nộp còn một số loại thế chỉ những doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh đặc thù mới phải nộp. Dưới đây là những loại thuế phải nộp sau khi thành lập doanh nghiệp:
1. Lệ phí môn bài.
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP Quy Định Về Lệ Phí Môn Bài và Điều 1 Nghj định 22/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 25/02/2020. Mức nộp lệ phí môn bài của doanh nghiệp căn cứ theo mức vốn điều lệ ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Doanh nghiệp có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống | Lệ phí môn bài là 02 triệu đồng/năm |
Doanh nghiệp có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng | Lệ phí môn bài là 03 triệu đồng/năm |
Tuy nhiên, theo Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ 2017, hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ được miễn lệ phí môn bài trong 03 năm đầu.
2. Tính thuế thu nhập doanh nghiệp (Thuế TNDN).
Thuế TNDN là loại thuế thu trên khoản lợi nhuận cuối cùng của doanh nghiệp, sau khi đã trừ các khoản chi phí. Tất cả cá nhân, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập đều phải nộp thuế TNDN.
Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:
Thuế thu nhập doanh nghiệp = | Thu nhập tính thuế x | Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp |
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp được căn cứ vào doanh thu của doanh nghiệp trong năm.
Doanh thu đến 20 tỷ đồng | Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 20% |
Doanh thu từ trên 20 tỷ đồng | Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 22%; |
Riêng doanh nghiệp có hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí tại Việt Nam | Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp từ 32% – 50%. |
Riêng với doanh nghiệp vừa và nhỏ, từ năm 2018, sẽ được áp dụng có thời hạn mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn mức thuế suất thông thường nêu trên (theo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ 2017).
3. Tính thuế thu nhập cá nhân (Thuế TNCN).
Thuế TNCN là loại thuế mà doanh nghiệp nộp thay cho người lao động. Thuế TNCN tính theo tháng, kê khai theo tháng hoặc quý nhưng quyết toán theo năm.
Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:
Thuế thu nhập cá nhân = | Thu nhập chịu thuế TNCN – | Các khoản giảm trừ thuế TNCN |
4. Tính thuế giá trị gia tăng của doanh nghiệp (Thuế GTGT)
Thuế giá trị gia tăng hay còn nói dễ hiểu là thuế bán hàng, là phần chênh lệch giữa giá mua và giá bán sản phẩm, hàng hóa.
Thuế giá trị gia tăng phụ thuộc vào ngành nghề sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, có thể là: 0%; 5%; 10%
Có 2 phương pháp tính thuế:
Phương pháp khấu trừ = | Thuế GTGT đầu ra – | Thuế GTGT đầu vào |
Phương pháp trực tiếp= | GTGT của hàng hóa x | Thuế suất GTGT |
5. Tính thuế xuất nhập khẩu của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu phải chịu các loại thuế này.
Theo Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016, hai loại thuế này áp dụng phương pháp tính thuế theo tỷ lệ %; phương pháp tính thuế tuyệt đối, phương pháp tính thuế hỗn hợp.
- Với phương pháp tính thuế theo tỷ lệ %: Số tiền thuế được xác định căn cứ vào trị giá tính thuế và thuế suất theo tỷ lệ % của từng mặt hàng tại thời điểm tính thuế.
Trong đó, thuế suất được xác định theo từng mặt hàng chịu thuế, quy định tại Phụ lục 1, Thông tư 182/2015/TT-BTC.
- Với phương pháp tính thuế tuyệt đối, phương pháp tính thuế hỗn hợp: Số tiền thuế được xác định căn cứ vào lượng hàng hóa thực tế xuất khẩu, nhập khẩu và mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hóa tại thời điểm tính thuế.
6. Tính thuế tài nguyên.
Doanh nghiệp thực hiện các hoạt động khai thác tài nguyên theo Điều 2 Luật Thuế tài nguyên năm 2009 (như khai thác khoáng sản kim loại, không kim loại, dầu thô…) phải nộp thuế tài nguyên.
Thuế tài nguyên = | Số lượng tài nguyên tính thuế x | Giá tính thuế x thuế suất |
7. Tính thuế tiêu thụ đặc biệt của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt phải đóng loại thuế này theo quy định của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 như: Thuốc lá, rượu, bia, xe ô tô dưới 24 chỗ…
Cách tính thuế như sau:
Thuế tiêu thụ đặc biệt = | Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt x | Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt |
Trên đây là những thông tin cơ bản về các loại thuế doanh nghiệp phải nộp sau khi thành lập công ty. Doanh nghiệp cần nộp đúng theo quy định để tránh những sai phạm, ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh.
FADI với nhiều kinh nghiệm hỗ trợ dịch vụ kế toán thuế dành cho doanh nghiệp. Bạn cần hỗ trợ vui long liên hệ trực tiếp Hotline: 0867 621 662 để được tư vẫn chi tiết (Miễn phí).